Dạy con tuổi mầm non

Dạy con tuổi mầm non chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là với những bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ.

Dưới đây là chia sẻ của tiến sĩ Shelali Tsabary, Đại học Columbia (Mỹ), tác giả quyển sách “Làm cha mẹ tỉnh thức”, xung quanh chủ đề dạy con tuổi mầm non.

Khi những đứa trẻ mầm non trở nên “khó lường”

Khi hòa nhập dần vào vũ điệu của nhất nguyên và nhị nguyên, của cái riêng và cái chung, con cái bắt đầu thấy sự thú vị của cuộc sống trong tổ kén an toàn của bố mẹ. Đến tuổi lên hai, chúng càng ngày càng khám phá ra sự tách biệt của cá nhân. Rồi, khi đi học, chúng dần học được cách cân bằng giữa giới hạn riêng của mình trong cùng một tập thể.

Dạy con tuổi mầm non – đây cũng là giai đoạn khó khăn cho bố mẹ khi nhu cầu thể hiện cái tôi của con xuất hiện. Ta thường mất rất nhiều năng lượng và kiên nhẫn khi trẻ lên tuổi mầm non. Ta bảo đến chỗ này, chúng lại sang chỗ nọ. Ta bảo đứng lên thì chúng ngồi xuống. Ta từ chối, và chúng la hét, khóc lóc cho đến khi ta mất hết kiên nhẫn.

Dạy con tuổi mầm non được các bậc phụ huynh áp dụng như thế nào?
Trẻ thường có xu hướng thể hiện cái tôi nhiều hơn khi bước vào độ tuổi mầm non.

Chúng có thể trở nên khó lường, lợi dụng, đòi hỏi, bực dọc, khó chịu và bướng bỉnh. Chúng tỏ ra vô ơn và vòi vĩnh cho dù ta dành thời gian đưa chúng đi chơi, gặp gỡ bạn bè, chuẩn bị tiệc sinh nhật. Chúng tham lam và ích kỷ, chỉ yêu ta khi chúng cần và sau đó phớt lờ như ta chưa từng tồn tại. Thế cho nên, dạy con tuổi mầm non thực sự không hề dễ dàng như chúng ta nghĩ.

Dạy con tuổi mầm non, hãy biết trẻ đang nhìn thế giới thế nào?

Trong giai đoạn mầm non, trẻ thấy cả thế giới thuộc về mình. Chúng ta không hề được chuẩn bị trước để đối mặt với những lần con bực bội hay sự rối rắm xảy ra khi con dần định hình tính cách độc lập. Những phản ứng tức thì dường như vô cớ xuất hiện, rồi có lúc thì biến mất ngay, nhưng cũng có lúc dai dẳng suốt cả ngày.

Cùng một đứa trẻ, vừa lúc trước đang là thiên thần có thể biến thành kẻ tức giận điên cuồng. Em bé dễ thương có thể ngay lập tức trở thành nỗi khiếp đảm của cả gia đình.

Trẻ mầm non không chỉ mong manh về mặt cảm xúc, mà còn cực kỳ khó dỗ dành. Với các con, nỗi sợ hãi vô hình dường như đều rất thật. Một mặt, chúng có khả năng ghi nhớ kì diệu và vòi vĩnh cho đến khi đạt được thứ chúng muốn. Mặt khác, chúng dễ dàng quên phắt những gì mà chúng không quan tâm. Trong thế giới của chúng, hầu như tất cả mọi thứ đều trong trạng thái tột đỉnh – tức giận tột đỉnh và cũng phấn khích tột đỉnh.

Mầm non – một gian đoạn “lộn xộn”

Giai đoạn mầm non là khoảng thời gian lộn xộn nhất trong cuộc đời một đứa trẻ, cả trên phương diện tâm hồn và thể xác. Bừa bộn, mất trật tự, liên tục thay đổi, khó lường, không bao giờ bố mẹ có được một câu trả lời chắc chắn.

Chẳng có chiếc chổi nào đủ lớn để quét sạch “bụi bẩn, cát bụi và chấy rận” của giai đoạn này. Tuy vậy, đây cũng là lúc tuyệt vời để chúng ta chứng kiến và dạy con tuổi mầm non.

Khi con tìm tòi khám phá, sáng tạo, tò mò và dần tự lập hơn, cái tôi của con bắt đầu thành hình. Trong trí tưởng tượng của mình, con có niềm thôi thúc khám phá và có những tiềm năng vô hạn. Con muốn bay thật cao, bơi thật xa, đi đến tận cùng thế giới và thức đến tận bình minh.

Ba mẹ dạy con ở tuổi mầm non
Trong giai đoạn con thay đổi khó lường này, ba mẹ cũng cần học cách thích nghi với con khi dạy con tuổi mầm non.

Khoảnh khắc hiểu ra mình là một cá thể riêng biệt với những mong muốn riêng biệt chính là khoảnh khắc ngỡ ngàng của cả con và bố mẹ. Việc con có thể tự lập vượt thoát ra khỏi vòng tay của ta phụ thuộc hoàn toàn vào việc ta có dám buông tay.

Cách ta xác định ranh giới mong manh giữa buông bỏ và có mặt gần kề là yếu tố quyết định con có định hình được bản ngã của mình vừa riêng biệt lại vừa gắn kết với ta.

Khi những sợi dây cộng sinh ban đầu đứt dần, một không gian tương tác mới giữa cha mẹ và con cái được mở ra, bản ngã độc đáo của con dần lớn lên. Khi cái tôi này bừng nở, có thể ta sẽ tự nhủ rằng, “Tính cách của con đang được định hình. Tính cách đó rung chuyển, lắc lư và làm ta choáng ngợp. Con đã trở thành một cá thể thực thụ. Mọi ảo tưởng rằng con là sản phẩm của ta hoàn toàn tan rã”.

Cốt lõi của phương pháp dạy con tuổi mầm non

Nhiệm vụ đầu tiên là hiểu biết về con người mà con đang trở thành, gạt bỏ hình ảnh mà ta nghĩ rằng con nên có. Việc tối quan trọng để đạt được điều đó là kết nối với tính cách riêng độc đáo của con người đó.

Giai đoạn mầm non thực sự rất lắt léo. Lần đầu tiên trong đời, con có khả năng áp đặt quyền lực lên thế giới của con. Trên hành trình tự khám phá, con sẽ vấp phải nhiều chướng ngại xung quanh.Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất lại chính là ngụy trang cho sự kỳ vọng thiếu thực tế của cha mẹ. Vì thế cho nên, để dạy con tuổi mầm non, mỗi bậc cha mẹ đều phải biết cách học làm cha mẹ tỉnh thức.

Hãy thấu hiểu con khi con còn ở độ tuổi mầm non.
Đừng đặt những kỳ vọng quá thực tế dành cho con, bởi ở độ tuổi này, con vẫn rất muốn khám phá thế giới của riêng mình.

Trên hành trình tiến tới sự tự lập, những việc con có thể tự làm đều bị phủ nhận bởi sự áp đặt của ta. Ta ít khi để con tự chịu trách nhiệm theo đúng mức độ phát triển của con. Có khi ta thúc giục, có khi ta lại kìm hãm con. Ta thôi thúc, động viên, dụ dỗ con để đạt được kết quả mà ta muốn – chẳng hạn ép con ôm hôn những người chúng không muốn, yêu cầu con biểu diễn như con rối để người ngoài thấy ta làm cha mẹ giỏi như thế nào, và bắt buộc con chịu trách nhiệm khi con chưa sẵn sàng – ta cướp đi sự tự nhiên của con.

Bằng cách đáp ứng mềm dẻo với từng khoảnh khắc, con giúp ta đủ dũng khí để đón nhận những thế giới mới, thúc đẩy ta mạnh mẽ hơn trong quá trình tạo ra một bản thể tốt đẹp hơn cho chính mình.

Ngắm nhìn sự tò mò không giới hạn của con, ta hiểu rằng chính mình cũng có thể tiếp xúc với thực tại bằng việc buông xả, sống trong sự tò mò và ngạc nhiên.