Để trẻ mầm non và tiểu học phát triển toàn diện, theo đại diện Trường Scotch College Adelaide, trang bị kỹ năng, kiến thức vè thể chất lẫn tinh thần cho trẻ sẽ giúp các em có cơ hội phát triển.
Tạo không gian giúp trẻ tự tin
Theo bà Tania Darling, Hiệu trưởng khối mầm non Trường Scotch College Adelaide, đối với chương trình mầm non, trẻ dưới 6 tuổi, giáo viên của trường thường chú trọng mở rộng tối đa các không gian học tập.
Theo đó, trong phương pháp dạy và học, giáo viên chú trọng vun đắp sự tự tin, kiên cường, tính kỷ luật cho học sinh. Nếu một học sinh thiếu tự tin về một vấn đề hoặc chủ đề nào đó, giáo viên sẽ nỗ lực tập trung hỗ trợ và cải thiện. Các chương trình giáo dục theo hướng cá nhân hóa này sẽ được trao đổi cụ thể giữa giáo viên và phụ huynh vì những mục đích tốt nhất.
Các phương pháp này không phức tạp nhưng hiệu quả, đòi hỏi các em độ tuổi mầm non tham gia tương tác với mức độ cao. Trường cũng đưa ra các cách đánh giá theo quá trình để giúp học sinh không ngừng hoàn thiện những phẩm chất của mình.
Khuyến khích trẻ tự khám phá
Học sinh ở độ tuổi này rất tò mò, hiếu kỳ, vì vậy, giáo viên không nên kìm hãm điều này. Thay vào đó, thầy cô nên tạo nhiều cơ hội để các em độc lập khám phá theo sở thích và sở trường của mình. Ví dụ, trường đã linh hoạt sử dụng bàn cờ trò chơi (board game) kiểu Đức định hướng học tập, hỗ trợ cho giáo viên nhiều nội dung như dạy tập đọc, viết, tính toán…
Scotch College Adelaide cũng thiết kế phương pháp học khơi gợi tính tò mò và óc quan sát sẵn có ở trẻ nhỏ, điều chỉnh theo hướng cá nhân hóa. Ví dụ, nếu các em say mê tìm hiểu về loài bướm, giáo viên có thể tăng thêm tiết học để có thể tìm hiểu sâu, khoa học hơn về loài này.
Trò chuyện để nâng cao sức khỏe tinh thần
“Chúng tôi chú trọng đến sức khỏe tinh thần bởi vì điều này ảnh hưởng tích cực đến tất cả mọi thứ các em đang làm”, bà Tania Darling cho biết.
Sức khỏe tinh thần là một hoạt động học tập chủ chốt cho trẻ tiểu học. Không chỉ lồng ghép nội dung sức khỏe tinh thần trong chương trình học, trường cũng tổ chức những buổi họp trao đổi về chủ đề này để giáo viên hiểu rõ học sinh trong quá trình xây dựng kết nối, quản lý cảm xúc và hình thành tư duy giải quyết vấn đề.
Trang bị tinh thần ham học
Bà Ieva Hampson – Hiệu trưởng khối tiểu học Trường Scotch College Adelaide cho biết khi bắt đầu vào tiểu học, học sinh đã được trang bị tinh thần say mê học hỏi tích lũy từ trước. Vì vậy, lúc này, chương trình giảng dạy sẽ xoay quanh mục tiêu có được nền tảng của hai môn học quan trọng nhất là đọc – viết và toán.
Giáo viên đưa ra những phương pháp giảng dạy để các em đọc, viết thành thạo và áp dụng các kỹ năng này trong suốt những năm học tiếp theo. Trong đó, ngôn ngữ là nền tảng và công cụ cơ bản cho học sinh phát triển toàn diện trên con đường học vấn và sự nghiệp sau này.
Song song, chương trình học bậc tiểu quốc tế học tích hợp thêm kiến thức về các môn khoa học và xã hội thông qua “phương pháp tiếp cận thăm dò”. Phương pháp này được thiết kế theo định hướng nâng cao năng lực chung, tư duy phản biện và sáng tạo của người học. Học sinh sẽ tiếp cận dần dần với các vấn đề mang tính toàn cầu và phát triển bền vững.
Chương trình giảng dạy tại Scotch College Adelaide sẽ tuân thủ bộ tiêu chuẩn đánh giá kết quả chuẩn đầu ra theo Khung chương trình giảng dạy của Australia. “Chúng tôi có sự linh hoạt trong việc thiết kế chương trình với nội dung phù hợp và sáng tạo dựa trên các tiêu chuẩn này”, bà Iva Hampson nói.
Bên cạnh đó, trong suốt quá trình giảng dạy, giáo viên cần hiểu rất rõ khởi đầu và tiến bộ của tất cả học sinh trong từng thời điểm, từ đó, vẽ thiết kế chương trình học hiệu quả hơn, cũng như tạo cơ hội áp dụng và tham gia các hoạt động học tập.
“Chúng tôi không muốn các em thụ động trong việc học. Thay vào đó, chúng tôi trao quyền để các em có thể chủ động chia sẻ sự hiểu biết và tiến bộ của chính mình”, bà Iva Hampson chia sẻ.
Đại diện hai khối sẽ chia sẻ kỹ hơn về các phương pháp này tại chương trình trực tuyến “Talk With Scotch AGS” do Trường Scotch AGS tổ chức, dự kiến phát sóng vào 30/3.
Nguồn: VNExpress