“Đôi khi, hiểu được tư duy ngược là gì sẽ giúp trẻ giải quyết vấn đề linh hoạt và đơn giản hơn”.

Đó là một trong số những phương pháp mà nhiều nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến, cũng như các trường quốc tế hiện nay áp dụng đào tạo cho thế hệ học sinh trẻ, giúp các em hoàn thiện kỹ năng giải quyết vấn đề.

Vậy tư duy ngược là gì? Vì sao tư duy ngược mang đến nhiều lợi ích trong học tập?

Tư duy ngược là gì?

Tư duy ngược (reverse thinking) là quá trình suy nghĩ và giải quyết vấn đề bằng cách xem xét chúng từ góc độ ngược lại so với quan điểm thông thường. Đôi khi, nó còn là cách nghĩ trái ngược hoàn toàn với mong muốn của chủ thể để tìm ra cách khắc phục những yếu điểm của suy nghĩ đó.

Tư duy ngược là gì
Khái niệm tư duy ngược

Tư duy ngược này bắt nguồn từ nhà toán học người Đức – Carl Jacobi, ông được mệnh danh là người thích giải quyết các bài toán bằng những ý tưởng ngược mà không ai có thể nghĩ đến. Vậy tư duy ngược được hiểu cụ thể như thế nào. Dưới đây là một ví dụ diễn giải:

Các chỉ dẫn đều nói rằng uống 2 lít nước mỗi ngày là cần thiết với cơ thể. Nếu theo dư duy truyền thống, trẻ sẽ cố gắng bổ sung lượng nước sao cho đủ dung lượng yêu cầu. Với trẻ có tư duy ngược, các em sẽ nhìn dưới góc độ nếu không uống đủ 2 lít nước một ngày, cơ thể sẽ gặp tình trạng gì? Hay ngoài uống nước, ta còn có thể làm gì khác để bổ sung nước cho cơ thể.

Thực chất việc uống đủ 2 lít nước là tùy vào cơ địa mỗi người, cơ chế này không nhất thiết áp dụng cho tất cả. Thay vì uống nước, chúng ta có thể ăn rau và trái cây, uống nước ép…để nạp thêm lượng nước cần thiết.

Trong giáo dục và đào tạo, việc sử dụng tư duy ngược giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, biết tiếp nhận và nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, linh hoạt thay đổi sao cho phù hợp với tình huống thực tế.

Tư duy ngược được ứng dụng như thế nào?

  • Trong học thuật

Nếu như ở các môn khoa học và nghiên cứu, học sinh có thể tìm kiếm kiến thức bằng cách đặt câu hỏi “Giả sử ngược lại, thì điều gì sẽ xảy ra?” để giúp các em hiểu rõ về quy luật và mối tương quan giữa các công thức hay bài tập thì trong văn học – lịch sử, học sinh sẽ thấy được bối cảnh cũng như giá trị của tác phẩm khi dùng tư duy ngược để xem xét và phân tích các nhân vật.

  • Trong giao tiếp và trao đổi

Tư duy ngược thường được áp dụng trong các giờ thảo luận hay sinh hoạt lớp, khi các em học sinh cùng hùng biện các chủ đề khác nhau được đưa ra từ giáo viên. Các em có thể cùng nhau đưa ra nhiều ý kiến và giải pháp cho một câu hỏi, một sự kiện hay một phong trào nào đó.

Hoạt động này sẽ góp phần nâng cao kỹ năng tư duy ngược, giúp học sinh vừa trau dồi việc nói trước đám đông, vừa tiếp thu kiến thức được học một cách nhanh chóng.

Ứng dụng tư duy ngược trong học tập và giao tiếp
Tư duy ngược được ứng dụng như thế nào?

Lợi ích khi trẻ đã hiểu tư duy ngược là gì

  • Gia tăng khả năng sáng tạo: Tư duy ngược giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, chủ động khám phá những ý tưởng mới từ lối tư duy truyền thống. Thông thường, trẻ có tư duy ngược thường có những cách làm và các giải pháp “khác lạ” nhưng mang tính khả thi cao bởi các em luôn đặt những suy nghĩ vượt ra khỏi khuôn khổ vốn có hoặc dám thử những điều chưa ai tiên phong.
  • Phát triển tư duy logic: Tư duy ngược giúp trẻ phát triển khả năng phân tích bằng cách xem xét các tình huống từ nhiều góc độ khác nhau, thoát khỏi lối suy nghĩ, tư duy một chiều. Điều này giúp các em nhận biết và đánh giá các yếu tố quan trọng trong một vấn đề, một năng lực rất quan trọng của tư duy logic.
  • Khám phá nhiều hơn năng lực bản thân: Trẻ có tư duy ngược thường rất “yêu thích” những khó khăn bởi đây là cơ hội để các em thử thách bản thân, bước ra khỏi vùng an toàn và khám phá thêm nhiều điều mới. Đặc biệt, khi cố gắng giải quyết vấn đề, các em có thể tìm thấy thế mạnh của bản thân thông qua vận dụng các kỹ năng khác như giao tiếp, cộng tác, lên ý tưởng…. Tư duy ngược khuyến khích trẻ biết được bản thân có điểm mạnh gì để từ đó có kế hoạch phát triển phù hợp.
  • Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề: Việc đưa ra những quyết định thông minh phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng giải quyết vấn đề của mỗi đứa trẻ. Khi hình thành được khả năng tư duy ngược, trẻ hiểu rõ cách mình tiếp nhận và xử lý các thông tin, cũng như có khả năng đánh giá vấn đề bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi, đặt nhiều giả thiết, hay tạo ra nhiều sự lựa chọn. Bên cạnh đó, trẻ không sợ mắc sai lầm trong lúc đang học hỏi. Đây chính là yếu tố cần thiết giúp thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề sau những lần “trải nghiệm” chưa thành từ tư duy ngược.
 Phương pháp tư duy ngược giúp trẻ phát triển sáng tạo, phát huy tiềm năng
Lợi ích khi trẻ đã hiểu tư duy ngược là gì

3 cách giúp trẻ phát huy kỹ năng tư duy ngược

  • Chú trọng học tập theo dự án (Project-Based Learning)

Project-Based Learning là một phương pháp giáo dục mà trong đó học sinh tham gia vào các dự án thực tế theo hình thức đội nhóm để nắm vững kiến thức và kỹ năng thông qua việc học cách giải quyết các vấn đề phức tạp. Phương pháp này không chỉ giúp học sinh học được kiến thức nền vững mà còn phát triển nhiều kỹ năng, trong đó có khả năng tư duy ngược.

Trong quá trình học tập theo dự án, học sinh thường phải tự tìm kiếm thông tin để phân tích và tổng hợp trước khi đi đến kết luận giải pháp. Hiểu và áp dụng tư duy ngược sẽ giúp các em nhận ra rằng không có một cách tiếp cận duy nhất đối với một vấn đề, mà có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Đó là lý do vì sao nhiều hệ thống giáo dục tiên tiến chú trọng đến học thuật dựa trên dự án, nơi trẻ có cơ hội thực hiện những dự án phức tạp và mang đậm dấu ấn cá nhân. Thông qua quá trình này, các em tự lập học cách suy nghĩ ngược để giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu. Việc thành thạo tư duy ngược giúp trẻ tự tin hơn trong quá trình đối mặt với những thách thức bằng những trải nghiệm sẵn có.

  • Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi

Việc khuyến khích trẻ đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh mình là một trong những cách hiệu quả để rèn luyện tư duy ngược. Khi trẻ hỏi “Tại sao?” hoặc “Tại sao không?” các em đang tạo ra cơ hội để suy nghĩ đối lập so với những điều từng thấy trong thực tế. Đối với trẻ em, mọi thứ đều mới lạ và thú vị, và việc liên tục hỏi để khám phá thế giới sẽ tạo ra một môi trường học tập năng động, kích thích tư duy sáng tạo và tư duy logic.

3 Cách phát triển tư duy ngược cho trẻ
3 cách giúp trẻ phát huy kỹ năng tư duy ngược

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần giao tiếp và có sự tương tác với con nhiều hơn để con có động lực “học và hỏi”. Trẻ sẽ cảm thấy rất hứng thú khi được cha mẹ hưởng ứng những câu hỏi của mình, từ đó gia tăng sự tự tin trong học tập cũng như trong giao tiếp hằng ngày.

  • Thực hành tư duy đối lập theo hướng dẫn

Việc thực hành tư duy đối lập là một cách tuyệt vời để rèn luyện tư duy ngược cho trẻ. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc đưa ra trước một tình huống giả định và yêu cầu trẻ suy nghĩ cách giải quyết theo hướng ngược lại hoặc trái ngược với điều mà người hướng dẫn dự định.

Ví dụ, chúng ta có tình huống: “Trong giờ học, một bạn học sinh không may làm vỡ chiếc bình hoa, những mảnh thủy tinh vương vãi ra sàn nhà. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Thông thường, học sinh sẽ chọn cách thông báo cho giáo viên hoặc giám thị lớp học. Tuy nhiên, đối với tư duy ngược, người hướng dẫn sẽ phải hỏi rằng: “Làm thế nào để giải quyết vấn đề này mà không cần sự trợ giúp của giáo viên hay trong khi giáo viên chưa kịp đến lớp?” Từ đây, học sinh sẽ thảo luận và cùng nhau tìm ra giải pháp để khắc phục hậu quả trước khi có nhiều tình huống không may tiếp theo xảy ra.

Từ bỏ tư duy định kiến, thoát khỏi sự rập khuôn và tìm kiếm sự khác biệt – đó chính là những gì mà ta có thể hiểu về tư duy ngược. Trong thời đại số hóa, tư duy ngược trở thành một phần quan trọng của quá trình tư duy. Chúng không chỉ là một kỹ năng hữu ích trong giáo dục mà còn là một công cụ mạnh mẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và chuẩn bị cho thế giới đa dạng không ngừng thay đổi.

Mong rằng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích đến các bậc phụ huynh về tư duy ngược để cha mẹ có thể giúp con phát huy hơn nữa kỹ năng cần thiết này trong học tập và tương lai.

Tham khảo: Thiếu tự tin là gì?