Chương trình Cambridge là gì?
Chương trình Cambridge là gì?

Chương trình Cambridge là một trong những chương trình giáo dục quốc tế phổ biến, đã trải qua nhiều thăng trầm với trên dưới 15 năm triển khai ở TP.HCM.

Chương trình Cambridge là gì?

Chương trình Cambridge là một hệ thống giáo dục quốc tế do Đại học Cambridge quản lý và phát triển. Chương trình này cung cấp một chuẩn giáo dục toàn cầu và đa dạng, áp dụng từ cấp độ Tiểu học đến Trung học Phổ thông.

Chương trình Cambridge được chia nhỏ theo giai đoạn

Đặc điểm nổi bật của chương trình Cambridge là học sinh sẽ có được các chứng nhận hoàn thành chương trình theo từng cấp học. Bao gồm Chứng chỉ tốt nghiệp Tiểu học (Primary Checkpoint) khi hoàn thành lớp 5, Chứng chỉ tốt nghiệp Trung học (Secondary Checkpoint) khi hoàn thành lớp 8, Chứng chỉ Trung học đại cương quốc tế (IGCSE) khi hoàn thành lớp 10, Chứng chỉ tú tài AS Level khi hoàn thành lớp 11, Chứng chỉ tú tài A-Level khi hoàn thành lớp 12.

Các chứng nhận đánh dấu từng giai đoạn học, có giá trị toàn cầu và thuận tiện cho học sinh chuyển đổi hệ đào tạo, trường học và quốc gia. Chẳng hạn, với tấm bằng Trung học Secondary Checkpoint, học sinh dễ được các trường phổ thông chấp nhận khi muốn du học từ cấp 3. Tương tự, chứng nhận hoàn thành IGCSE khi kết thúc lớp 10 có thể giúp các em được nhận vào hệ dự bị đại học ở các đại học. Còn chứng chỉ A-Level (kết thúc lớp 12) được các đại học lớn thế giới công nhận khi tuyển sinh.

Thành – bại của chương trình Cambridge tại Việt Nam

Tại Việt Nam, chương trình Cambridge đã được dạy từ những năm 2010, đến nay trở thành một trong những chương trình phổ thông quốc tế được quan tâm hàng đầu và có nhiều học sinh theo học nhất trong nước.

Tùy từng trường, chương trình Cambridge được dạy theo những “gói” khác nhau, ứng với các giai đoạn và chứng nhận hoàn thành khác nhau.

Phổ biến nhất là các trường tư thục chọn kết hợp chương trình Cambridge hệ tiểu học và chương trình Cambridge hệ THCS với chương trình Việt Nam. Hay có người còn gọi đây là chương trình tích hợp giữa chương trình Cambridge và chương trình MOET.

Một chương trình tích hợp điển hình ở một trường tư thục tại TP.HCM: Học sinh học một số môn trong chương trình MOET bằng tiếng Việt như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, chiếm từ 38% đến 20% thời lượng, giảm dần từ lớp 6-12.

Các môn còn lại nằm trong chương trình Cambridge và được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Thời lượng tiếng Anh chiếm từ 62% đến 80% chương trình.

Học sinh học chương trình Cambridge
Nhiều học sinh học chương trình Cambridge tại Việt Nam.

Hoàn thành lớp 12, học sinh trường này có thể dự thi và nhận chứng chỉ AS Level hoặc A-Level cộng với bằng tốt nghiệp THPT của Việt Nam (MOET).

Ngoài các trường tư thục, trong giai đoạn 2011 – 2014, một số trường công lập ở TP.HCM được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM lựa chọn thí điểm dạy tích hợp chương trình MOET và chương trình Cambridge.

Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress vào năm 2014, ông Lê Hồng Sơn – giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM khi đó – nhận xét sau một thời gian giảng dạy, chương trình Cambridge phát sinh nhiều vấn đề không phù hợp với giáo dục Việt Nam. Theo tiêu chuẩn của Cambridge, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên phải được tuyển chọn rất gắt gao trước khi mở lớp dạy nên những trường vùng ven hoặc nơi không đủ điều kiện thì không thể mở lớp.

Ngoài ra, học sinh theo chương trình Cambridge vẫn phải học môn Toán theo chương trình MOET nên áp lực nhân đôi. Hơn nữa, chương trình thuộc bản quyền của Đại học Cambridge, toàn bộ nội dung cũng như quy trình, phương pháp giảng dạy đều phải đảm bảo theo tiêu chuẩn của Anh nên không có bản sắc, phương pháp dạy phù hợp với học sinh Việt Nam.

Vậy là kể từ năm 2014, chương trình tích hợp giữa chương trình MOET và chương trình Cambridge chính thức dừng thí điểm trong nhiều trường công ở Việt Nam, và được thay thế bằng chương trình tiếng Anh tích hợp. Nghĩa là chương trình học chính vẫn là chương trình MOET và chỉ thêm vào môn tiếng Anh theo chương trình Cambridge (không học thêm toán, khoa học như trước đây).

Hiện tại, chương trình tiếng Anh Cambridge tích hợp vẫn được giảng dạy tại nhiều trường công ở TP.HCM. Các em được tăng cường đúng một môn tiếng Anh, được học với người nước ngoài.

Ưu tiên chọn chương trình học có tính thống nhất cao

Các chuyên gia giáo dục nhận định việc tích hợp chương trình Cambridge và chương trình MOET ở trường công tại TP.HCM phải dừng lại cho thấy một học sinh nên được học một chương trình thống nhất. Chẳng hạn chỉ chương trình MOET hoặc chỉ một chương trình quốc tế.

Học sinh nên chọn học một chương trình thống nhất và lâu dài để không gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức từ hai phương pháp giảng dạy khác nhau.

Việc học 2 chương trình phổ thông Việt Nam và quốc tế cùng lúc là một áp lực không nhỏ cho học sinh khi phải chia sức cho 2 chương trình có 2 nội dung và 2 cách tiếp cận khác nhau. Chưa kể là 2 hệ ngôn ngữ riêng biệt.

Nhìn rộng hơn, yêu cầu về một chương trình thống nhất còn là sự xuyên suốt giữa các cấp học trong cùng một trường. Đây là hạn chế của nhiều trường tư thục Việt Nam khi chương trình phần nào đó mang tính “lắp ghép”.

Ví dụ, tại Trường Quốc tế A. ở TP.HCM: Ở tiểu học, các em học chương trình tiểu học quốc tế (IPC) kết hợp chương trình Quốc gia Anh. Ở bậc trung học, học sinh được học chương trình IGCSE (Anh) và chương trình Tú tài Quốc tế (IBDP).

Hay tại tại Trường Quốc tế U. ở TP.HCM, chương trình cấp tiểu học được lấy từ phần tiểu học của chương trình IB (PYP) nhưng lại kết hợp với chương Trình Tiểu Học Quốc Tế Cambridge (Anh). Đến sau lớp 10, học sinh lấy chứng chỉ IGCSE trong chương trình Cambridge, sau đó lại được chuyển sang 2 năm học chương trình Tú tài quốc tế IB lớp 11 và 12.

Cũng phải nói thêm hiện nay, số trường cung cấp chương trình quốc tế thống nhất, toàn phần từ lớp 1 đến 12 ở TP.HCM là tương đối ít. Có thể kể đến một vài cái tên như Hệ thống trường VAS dạy toàn phần chương trình Cambridge từ lớp 1 đến 12, hay Trường ISHCMC, Trường AISVN đang dạy IB ở cả 3 cấp.

Trường Nam Úc Scotch AGS giảng dạy chương trình quốc tế chuẩn Úc từ lớp 1 – 12

Cụ thể ở bậc Tiểu học và THCS, chương trình học tại Nam Úc Scotch AGS được thiết kế dựa trên Chương trình đào tạo quốc gia Úc. Ở bậc THPT, học sinh được học chương trình Tú tài Úc – ACE.

Lộ trình học tập dành cho các em học sinh tại Nam Úc Scotch AGS phù hợp cả 3 tiêu chí: tính thống nhất, tính phù hợp và tính nghiêm ngặt cho từng giai đoạn phát triển của học sinh theo từng cấp học.

Chương trình học tại Nam Úc Scotch AGS
Chương trình quốc tế tại Nam Úc Scotch AGS đáp ứng các tiêu chí thống nhất từ lớp 1-12 với sự nghiêm ngặt và phù hợp trong phương pháp giảng dạy.

Trong đó, chất lượng giảng dạy và học tập được đảm bảo nghiêm ngặt nhằm giúp học sinh trải nghiệm thử thách và thành công trong từng môn học mỗi ngày. Giáo viên được kiểm soát theo tiêu chuẩn Úc, được Trường Scotch College Adelaide danh tiếng ở Úc tuyển chọn, tập huấn và kiểm tra chất lượng định kỳ.

Hoàn thành chương trình Tú tài Úc (ACE) và sở hữu tấm bằng SACE do Ủy ban giáo dục bang Nam Úc cấp, có giá trị toàn cầu, học sinh có thể đăng ký xét tuyển ở hầu hết các đại học top 1% thế giới ở Úc, Mỹ, Anh, Canada, Singapore,…

Cùng tìm hiểu: Chứng chỉ Cambridge