chương trình học

Chuẩn Bị Vào Đại Học

passport to the world

Scotch AGS sẽ giúp các học sinh có một khởi đầu hoàn hảo tại giảng đường đại học khi cung cấp cho các em lộ trình và sự chuẩn bị vững chắc về cả trí tuệ và tinh thần.

Chuyển tiếp từ bậc trung học phổ thông vào đại học là một giai đoạn quan trọng. Chính vì vậy, các em học sinh cần phải có sự chuẩn bị cẩn thận, kỹ càng để có thể làm quen và hòa nhập với môi trường mới cũng như không bị choáng ngợp trước khối lượng kiến thức hay các kỹ năng cần phải có để đáp ứng yêu cầu của chương trình.

Hiểu được tâm lý đó, Trường Scotch AGS luôn tạo điều kiện cho các em học sinh có thể tiếp cận được với tư duy và nhịp độ học tập khi học tại giảng đường ngay từ khi bước chân vào lớp 10. Ngoài ra, trong suốt lộ trình bậc trung học phổ thông, ngoài việc được học và rèn luyện từ các môn học của bằng tú tài SACE, các em còn được hỗ trợ đội ngũ giáo viên nhà trường cung cấp cho những thông tin hữu ích từ việc chuẩn bị hồ sơ cho đến chia sẻ kinh nghiệm học tập khi có cơ hội du học tại các đại học hàng đầu thế giới.

Trau dồi 7 năng lực cá nhân

Các môn học trong chương trình được thiết kế để học sinh phát triển các năng lực cá nhân sau:

1. Năng lực ngôn ngữ và văn chương

Nhà trường phát triển kỹ năng đọc hiểu nhiều loại văn bản và con người trong một loạt các tình huống ở bối cảnh các quốc gia khác nhau. Năng lực ngôn ngữ và văn chương là một kỹ năng của mọi thế kỷ bao gồm khả năng đọc, ghi nhớ, viết, hiểu, sáng tạo và nói.

Đặc biệt, Scotch AGS cũng là đơn vị có liên kết với một số trường đại học lớn, thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn và chọn nghề cho các em trước các kỳ thi tuyển sinh. Đây cũng là dịp để các em học sinh có thể tham gia để cân nhắc các nguyện vọng.

2. Năng lực tính toán

Là kỹ năng sử dụng toán học để diễn giải thông tin một cách hiệu quả và giải quyết vấn đề. Có năng lực làm toán tốt nghĩa là bạn có thể suy luận và làm việc với các con số, giải quyết vấn đề và suy nghĩ một cách logic. Qua phát triển kỹ năng tính toán, học sinh sẽ trở thành công dân năng động và hiểu biết.

3. Năng lực công nghệ thông tin

Học sinh học cách sử dụng công nghệ trong doanh nghiệp và xã hội. Trong thời đại kỹ thuật số, học sinh được chú trọng phát triển tư duy logic, thích nghi với sự thay đổi và học cách trở thành thành viên tích cực trong nhóm. Năng lực công nghệ thông tin giúp học sinh giao tiếp trong nước và toàn cầu.

4. Năng lực đổi mới sáng tạo 

Năng lực đổi mới và sáng tạo được sử dụng để xác định và phân tích các vấn đề phức tạp. Tư duy đổi mới và sáng tạo là một trong số các kỹ năng được tìm kiếm nhiều nhất tại các doanh nghiệp. Học sinh sẽ học cách suy nghĩ chuyên sâu bằng cách sử dụng lý trí, logic, trí tưởng tượng và sự đổi mới.

5. Năng lực giao tiếp xã hội 

Năng lực này giúp học sinh tự tin và độc lập, các em làm việc theo nhóm và trở nên kiên định khi gặp phải các tình huống thử thách. Học sinh sẽ được học cách nhận diện cảm xúc của bản thân và mọi người. Với năng lực này, học sinh sẽ trở nên lạc quan, đồng cảm và kiên định.

6. Năng lực phục vụ cộng đồng 

Học sinh phát triển sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề đạo đức và làm thế nào để kiểm soát chúng. Những biến đổi văn hóa, xã hội và môi trường đang thay đổi thế giới. Học sinh sẽ phát triển hiểu biết về đạo đức khi các em khám phá toàn cầu và tương tác với nơi mình sống và tham gia vào các vấn đề phức tạp.

7. Năng lực ngoại giao

Năng lực này giúp học sinh nắm bắt và trân trọng sự khác biệt của các nền văn hóa trên khắp thế giới. Các em học sinh khi học hỏi các giá trị, ngôn ngữ, tín ngưỡng và đạo đức của bản thân cũng là lúc các em biết đến các giá trị của người khác. Các em sẽ thấu hiểu các khác biệt văn hóa như một phần thiết yếu của thế kỉ 21. Các em được khuyến khích bày tỏ sự đồng cảm, tôn trọng và trách nhiệm.